Quần Áo Đẹp - Phân tích lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith
Posted: Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012 by Harry Trần in
0
(Quần Áo đẹp)- Phân tích lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam
Smith. Đưa ra nhận xét về lý thuyết này.
b/ Phân tích nội dung “quy luật lợi thế so
sánh” của David Ricardo. Ý nghĩa rút ra của quy luật này trong việc xây dựng cơ
chế kinh tế mở ở nước ta.
a/ Lý thuyết “bàn
tay vô hình” của Adam Smith:
Adam Smith là
nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, là tiền bối lớn
nhất của Mác. Ông có nhiều lý luận rất có giá trị trong đó chúng ta phải nhắc
đến lý thuyết “bàn tay vô hình” của ông.
Học thuyết “bàn
tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế thị trường cạnh tranh
và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển.
Theo ông, một
chế độ kinh tế bình thường phải dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa và
một nền kinh tế hàng hóa bình thường phải dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh.
Ngược lại thì chỉ là sản phẩm của ngẫu nhiên, độc đoán và ngu dốt của con
người.
Liên minh trao
đổi là đặc tính vốn có của con người. Nó tồn tại vĩnh viễn với loài người. Ông
cho rằng mỗi người trong quá trình trao đổi sản phẩm không ai xuất phát từ lợi
ích công mà xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình. Lợi thế cá nhân chính là mục
đích, là động lực xuất phát. Khi chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích công
cộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vô hình dẫn dắt mọi người phục vụ cho
lợi ích công, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn tay vô hình đó không nằm trong ý
muốn ban đầu của con người.
Bàn tay vô hình
đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hành động của con người.
Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách quan đó là một trật tự thiên định.
Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật hoạt động là: phải có sự
tồn tại và phát triển sản xuất trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển
trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính
quá trình cạnh tranh giữa các lợi ích cá nhân. Không ai cần kế hoạch, không ai
cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả bí quyết làm đẹp
Theo ông quan hệ
giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế chỉ có CNTB mới là XH bình
thường, nó được xây dựng trên cơ sở các quy luật tự nhiên. Ông cho rằng các chế
độ XH trước đó là không bình thường. Từ đó ông cho rằng nhà nước không nên can
thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản, đấu
tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước chỉ nên can
thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngoài khả năng của các chủ doanh
nghiệp. Ông cho rằng chính sách kinh tế tốt nhất của nhà nước là tự do kinh tế.
Nhận
xét:
Quan điểm kinh
tế của ông phản ánh phù hợp với điều kiện kinh tế XH của CNTB vào thời kỳ đó.
Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc
trưng chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, số lượng
các doanh nghiệp còn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là có
hiệu quả nhất và thích hợp nhất.
Lý thuyết bàn
tay vô hình là lý thuyết kinh tế vĩ mô trong điều kiện tự do cạnh tranh.
Trong một nền
kinh tế cạnh tranh không hoàn toàn thì lý thuyết này vẫn là cơ sở của lý thuyết
kinh tế vĩ mô hiện đại.
Phương pháp lý
luận của ông có tính rõ rệt khoa học và tầm thường:
-
Khoa học: quan sát các mối liên hệ bên
trong, các phạm trù kinh tế hoặc cơ cấu bị che lấp của hệ thống kinh tế tư sản.
-
Tầm thường: lý luận của ông còn nhiều
mâu thuẫn, ông đặt các mối quan hệ trên như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng
cạnh tranh.
Ý
nghĩa:
-
Tôn trọng quy luật kinh tế khách quan.
-
Tôn trọng tư tưởng tự do kinh tế (tự do
kinh doanh, tự do sản xuất, tự do cạnh tranh, thọ trường tự do…)
-
Nhà nước đôi khi cũng có chức năng kinh
tế cua cuon